Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

thammy delta

Có nên phẫu thuật hàm hô

Chào bác sĩ! Tôi bị hô nặng và đã từng đi niềng răng nhưng không hết hô. Bạn của tôi khuyên nên đi phẫu thuật hàm hô, nhưng tôi đang phân vân không biết phẫu thuật hàm hô nên hay không? Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi xin cám ơn! ( Trương Thị Mỹ Dung, 30 tuổi, HCM)

Trả lời

Xin chào Mỹ Dung! Rất vui vì bạn đã tin tưởng và chia sẻ nỗi lo lắng của mình về cho chúng tôi. Nha Khoa DELTA xin được giải đáp thắc mắc “có nên phẫu thuật hàm hô không” của bạn cụ thể như sau:

Phẫu thuật hàm hô có nên hay không?

Phẫu thuật hàm hô móm là kỹ thuật chỉnh nha mới trong nha khoa thẩm mỹ, đang được áp dụng rất rộng rãi tại Việt Nam và trên thế giới. Với kỹ thuật này, bác sĩ nha khoa sẽ tác động trực tiếp vào cấu trúc xương hàm bằng phương pháp phẫu thuật, nhằm cân chỉnh và di chuyển một hoặc cả hai hàm về đúng vị trí của nó, giúp khớp cắn đạt tỷ lệ chuẩn, khuôn mặt và miệng trở nên cân đối, hài hòa chỉ trong 1 lần phẫu thuật.



Theo các chuyên gia nha khoa, khi nào cần phẫu thuật hàm hô còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra hô, vẩu. Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hô, vẩu: do răng, do xương hàm và vừa do răng vừa do xương hàm. Trong đó:

Nếu bạn bị hô do cấu trúc răng: Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp niềng răng để nắn chỉnh, xoay chuyển răng về vị trí thích hợp, khắc phục triệt để tình trạng răng hô, giúp bạn lấy lại khuôn mặt hài hòa.

Nếu bạn bị hô do xương hàm: Áp dụng phương pháp phẫu thuật hàm hô. Sau khi phẫu thuật, bạn sẽ hết hô hoàn toàn, hai hàm cân đối và sát khít với nhau ở vị trí trung tâm, khớp cắn đạt chuẩn.

Nếu bạn bị hô vừa do răng vừa do xương: Đầu tiên, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật hàm hô, để khắc phục những lệch lạc do xương. Sau phẫu thuật khoảng 4-6 tuần, bạn cần trở lại trung tâm nha khoa để bác sĩ niềng răng, giúp răng đều đặn và thẳng hàng.

Theo như Mỹ Dung mô tả, bạn đã từng đi niềng răng nhưng vẫn không hết hô thì xác suất bạn bị hô, vẩu do xương hàm là rất lớn. Đối với trường hợp bị hô do xương hàm thì bạn nên tiến hành phẫu thuật hàm hô càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên, để biết chính xác tình trạng của mình phẫu thuật hàm hô có nên không, bạn cần đến trung tâm nha khoa để bác sĩ thăm khám, kiểm tra, đo khớp cắn, chụp phim CT 3 chiều bằng máy ConeBeam CT 3D và thực hiện các thao tác chuyên sâu khác. Việc này sẽ giúp bác sĩ phân tích rõ cấu trúc hàm mặt của bạn, nguyên nhân gây ra hô vẩu, tỷ lệ sai lệch của xương hàm và răng như thế nào….từ đó, sẽ tư vấn cho bạn phương pháp phụ hợp nhất.

Phẫu thuật hàm hô tại Nha Khoa DELTA được thực hiện như thế nào?

Ngoài vấn đề phẫu thuật hàm hô nên hay không, bạn cũng nên tìm hiểu quy trình phẫu thuật hàm hô được thực hiện như thế nào, để có cái nhìn rõ nét hơn về phương pháp này, từ đó chuẩn bị thật tốt tâm lí và sức khỏe để bước vào ca điều trị.

Đầu tiên, bạn sẽ được chỉ định chụp phim x-quang 3 chiều bằng máy ConeBeam CT kỹ thuật số, giúp bác sĩ đánh giá chính xác cấu trúc xương hàm của bạn, tình trạng lệch lạc cụ thể của hai hàm ra sao…từ đó sẽ có hướng phẫu thuật phù hợp nhất. Đồng thời, tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát: đo huyết áp, nhịp tim, xét nghiệm máu… để đảm bảo bạn đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện phẫu thuật.

Sau đó, bạn sẽ được gây mê bằng những loại thuốc tốt nhất. Tiếp theo, bác sĩ tiến hành bóc tách khung hàm để tiến hành cắt xương hàm hô bằng kỹ thuật thích hợp, với máy cắt xương thế hệ mới Aesculap, giúp bác cắt xương nhanh chóng, chính xác đến từng milimet, hạn chế đau đớn cho bạn, không gây xâm lấn đến các mạch máu và mô mềm. Tùy theo tình trạng hô, vẩu cụ thể của bạn mà bác sĩ sẽ sử dụng một trong các kỹ thuật sau:

Nếu bạn chỉ hô hàm trên: Bác sĩ tư vấn nên phẫu thuật hàm hô, tiến hành cắt xương tiền đình hàm trên bằng cách nhổ 2 răng số 4 hàm trên, thực hiện cắt phẫu thuật dọc cung hàm đi qua 2 khe răng số 4 này. Sau đó, đẩy lùi cả hàm về sau sao cho cân đối với hàm dưới và nẹp lại bằng vít.

Nếu bạn bị hô hàm trên kèm theo cười hở lợi: Bác sĩ tiến hành nhổ 2 răng số 4 hàm trên và cắt rời xương tiền đình hàm trên. Tiếp theo, trượt cả hàm về sau và đẩy lún lên trên, sao cho hai hàm cân đối và khi cười không bị hở lợi. Hoặc trường hợp nặng, bác sĩ thực hiện cắt rời xương tiền đình hàm trên theo đường gãy Lefort 1, sau đó đẩy cả hàm về sau và lún lên trên cũng khắc phục hiệu quả tình trạng hô và hở lợi.

Nếu bạn bị hô cảm 2 hàm: Việc phẫu thuật hàm hô là rất cần thiết. Bác sĩ thực hiện nhổ 2 răng số 4 hàm trên và dưới để tạo khoảng trống, đồng thời cắt rời xương tiền đình cả hai hàm và trượt về sau theo một tỷ lệ đã đo đạc trước, sau đó cố định lại bằng nẹp vít.

Nếu bạn bị hô hàm trên kết hợp hàm dưới bị thụt lùi vào trong: Bác sĩ thực hiện cắt xương tiền đình hàm trên và đẩy lùi về sau. Đồng thời cắt xương hàm dưới và tịnh tiến về trước, có định lại bằng nẹp sao cho cả hai hàm hài hòa, cân đối.

Hy vọng với những giải đáp ở trên của Nha Khoa DELTA, bạn đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc phẫu thuật hàm hô nên hay không của bản thân rồi. Nếu muốn biết rõ tình trạng của mình nên phẫu thuật hàm hô theo kỹ thuật nào, bạn hãy đến trực tiếp Nha Khoa DELTA để bác sĩ thăm khám, tư vấn.

Bài viết khác

thammy delta

About thammy delta

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.